Kỹ thuật nhớ suốt đời bằng Sơ đồ tư duy

Kỹ thuật nhớ suốt đời Sơ đồ tư duy

Khi chúng ta vẽ một sơ đồ tư duy hay nhìn thấy một sơ đồ tư duy, không có nghĩa rằng chúng ta sẽ nhớ ngay từ thời điểm đó và nhớ suốt đời.  

Tại thời điểm học tập, chúng ta phải phát thảo ngay một sơ đồ tư duy đơn giản và lên kế hoạch ôn tập, đây là mấu chốt để chúng ta nhớ được suốt đời. 

+ Lần 1: từ 1 – 3 giờ sau khi học,  xem lại bài học bằng Sơ đồ tư duy. Sau khi chúng ta học xong, cần bổ sung thêm hình ảnh và từ khóa vào sơ đồ tư duy để cho thêm bắt mắt, thu hút và khi đó những lần ôn tập tiếp theo sẽ gợi nhớ được nhiều kiến thức đã học hơn.

+ Lần 2: trong thời gian 24 giờ, chúng ta lại tiếp tục ôn tập sơ đồ tư duy chúng ta đã vẽ, cải thiện hơn và dán vào nơi dễ thấy để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, dễ khơi gợi kiến thức cho chúng ta nhớ tốt hơn.

+ Lần 3: trong thời gian 1 tuần, đây là quá trình luyện tập để cho chúng ta cải thiện về năng lực và não bộ.

+ Lần 4: thời gian đến 1 tháng, đây là thời điểm chúng ta học hết một chương và bắt đầu những bài kiểm tra 1 tiết. Khối lượng kiến thức bài học bắt đầu nhiều hơn, nếu chúng ta không có một hệ thống bài học bằng nhiều sơ đồ tư duy thì sẽ là thách thức khá lớn để hoàn thành tốt các bài kiểm tra.

+ Lần 5: từ 3-6 tháng, đây thường là thời gian mà chúng ta thi học kỳ. Nếu như mỗi môn, mỗi bài học mà đều có một sơ đồ tư duy riêng thì việc ôn tập lại trở nên dễ dàng, giúp chúng ta gợi nhớ nhanh hơn bằng các hình ảnh và từ khóa.

Như vậy, với 5 lần ôn tập thì chúng ta sẽ tạo ra được một sợi dây trí nhớ giúp chúng ta có kỹ năng NHỚ SUỐT ĐỜI bằng Sơ đồ tư duy.

Keep Reading

PreviousNext