Các chỉ số thông minh

% CHỈ SỐ Sinh trắc học Sơ đồ tư duy
% CHỈ SỐ Sinh trắc học Sơ đồ tư duy

% Chỉ số thông minh con người Sơ đồ tư duy

IQ (INTELLIGENCE QUOTIENT) – Chỉ số thông minh logic

Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100.

Trong đó:  + AM là tuổi khôn. Được xác định qua các hình vẽ để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán … 

                  + AR là tuổi thực. 

Người có chỉ số thông minh cao thường biểu hiện:

+ Nhạy với các con số, nhận ra những quy luật, hiểu được các quy luật của dãy số.

+ Tư duy logic: tư duy theo kiểu nguyên nhân kết quả.

+ Tổng quát hóa nên quy luật: từ những sự vật, hiện tượng tổng quát thành những quy luật chung. Từ quy luật này có thể suy ra những sự vật hiện tượng, tương tự.

+ Làm việc được trong môi trường nhiều quy tắc, quy luật

EQ (EMOTIONAL QUOTIENT) – Trí thông minh cảm xúc

Người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể. Dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc”.

Thể hiện qua 3 cấp độ sau:

EQ quá cao: Họ luôn có sự đồng cảm sâu sắc, thấu hiểu  người khác. Nên họ đau nỗi đau của người khác, hạnh phúc với niềm vui của người khác, hụt hẫng với nỗi buồn của người khác.

EQ cao: Họ cũng có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh của người khác, cũng đặt mình vào vị trí người khác để cảm nhận. Nhưng họ không chìm đắm trong nỗi buồn, niềm vui đó.

Chỉ số cảm xúc không cao: Khi nhìn thấy vấn đề, hoàn cảnh của người khác dù là tích cực hay tiêu cực cũng không ảnh hưởng gì đến họ. Việc ai người đó lo cho nên khi không phải việc của họ. Họ lại càng không quan tâm mặc dù nó là vấn đề chung của xã hội.

Tuy nhiên cũng có những người chỉ số cảm xúc bẩm sinh mặc dù cao nhưng do một số lý do nào đó. Họ trở nên quá lý trí và lạnh lùng và chúng ta ngỡ rằng họ vô cảm.

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ. Khi hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

CQ (Creative Intelligence) – Trí thông minh sáng tạo:

Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác. Có thể là sự chậm tiến  nhưng cũng có thể là những bước đột phá, nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện.

Người với chỉ số CQ cao thể hiện:

+ Họ suy nghĩ chính xác, có khả năng, đưa ra kết quả và những ý kiến có liên quan.

+ Dễ dàng chấp nhận cái mới.

+ Họ là người dễ phát triển ý tưởng độc đáo, tìm kiếm các liên kết mới trong thông tin.

Chỉ số sáng tạo gồm 4 cấp độ:

+ Nhận diện sự khác biệt: cảm nhận được một số nhân tố có thể tạo nên sự đột phá, mới mẻ trong công việc, cuộc sống.
+ Tư duy theo quy luật trình bày bản chất ý tưởng mới. Xem xét sự thay đổi trong kết quả và tiến trình của sự việc, hiện tượng khi tiến hành đưa những ý tưởng mới vào trong công việc.
+ Tìm giải pháp thực thi ý tưởng mới. Suy nghĩ cách áp dụng những ý tưởng mới, nhân tố mới đó vào trong công việc, đời sống.
+ Biến ý tưởng vượt trội thành hiện thực: áp dụng những ý tưởng khả thi vào trong cuộc sống, công việc tạo ra những thay đổi.

CQ tuy phần nào mang tính bẩm sinh. Nhưng khả năng sáng tạo vốn có trong tư duy mỗi người và hoàn toàn có thể “rèn luyện” được.

AQ (Adversity Quotient) – Chỉ số vượt khó

AQ là viết tắt của Adversity Quotient: là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời. Năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăn, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời.

Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công. Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc. Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.

 Có 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời: 

+ Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.

+ Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.

+ Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.

NGUỒN

Keep Reading

PreviousNext