Neo cảm xúc (Anchoring) là một là một phương pháp hữu ích trong các kỹ thuật NLP, giúp tạo ra một tâm trạng hay cảm xúc cụ thể nào đó, chẳng hạn như niềm vui hay cảm giác thư giãn. Nó thường dùng một động tác, một cử chỉ, hay một từ ngữ nào đó làm cái “mỏ neo,” nhằm neo chặt lại một cảm xúc bạn muốn có; để về sau, khi muốn có được cảm xúc ấy, thì bạn chỉ cần “giật” lại cái “mỏ neo” kia là cảm xúc đã neo lại trở về.
Quá trình tạo neo cảm xúc:
Bốn bước tạo neo:
1. Yêu cầu một người hồi tưởng một trải nghiệm rõ ràng trong quá khứ
2. Neo (cung cấp) một nhân tố kích thích tại đỉnh điểm
3. Thay đổi trạng thái của người đó
4. Khơi dậy trạng thái cũ – Kiểm tra neo
Năm điểm quan trọng trong tạo neo:
1. Cường độ của trải nghiệm
2. Thời điểm tạo neo
3. Mức độ độc nhất của neo
4. Quá trình thực hiện lại nhân tố kích thích
5. Số lần thực hiện
Quan điểm về cảm xúc tích cực:
Khi có các cảm xúc tích cực và phù hợp, ta sẽ cảm thấy khỏe mạnh vững vàng thông minh sáng suốt, năng lực đó giúp ta giải quyết công việc một cách tốt nhất.
Có 4 loại cảm xúc tích cực chính gồm:
1. Hạnh phúc
2. Dũng cảm
3. Bình tĩnh
4. Tập trung
Hạnh Phúc:
Hạnh phúc là những thời điểm, khoảng thời gian đặc biệt khi ta có trạng thái thoải mái vì cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa ở một khía cạnh nào đó (gắn với nhân sinh mỗi người). Nguồn gốc cơ bản của hạnh phúc là thể hiện được hết tiềm năng trong hoạt động sáng tạo để phục vụ con người, vì sự phát triển của xã hội loài người và khi đó ta sẽ có sự thỏa mãn sâu sắc và cảm giác hạnh phúc.
Dũng Cảm:
Dũng cảm giúp bạn trở nên chân thật, đáng yêu và đáng tin… giúp bạn dám mạo hiểm để khám phá. Khi bạn dũng cảm mọi thứ tốt lành sẽ theo chân dũng cảm đến với bạn
Dũng cảm là không hèn nhát. Người hèn nhát, người yếu đuối bị nỗi sợ chi phối, còn người dũng cảm vượt qua sợ hãi và tiến lên trước, chấp nhận thách thức tiến đến điều không biết mặc cho mọi sợ hãi đang hiện diện.
Bình Tĩnh:
Bình tĩnh là kiểm soát, là kìm chế, bình tĩnh là sự bình thản bên ngoài và chắc chắn ổn định bên trong . Bình tĩnh là không hoảng loạn, run sợ lúc khó khăn, là không nóng nảy, hấp tấp khi khó chịu, Là không vội vàng khi việc bất thường, là không hấp tấp trong hành động…
Trong tất các các loại cảm xúc tiêu cực, tức giận là một trong những cảm xúc có sức tàn phá mạnh nhất… nó là biến tướng của cảm giác tội lỗi, thương hại, hối tiếc … tức giận có thể thể hiện ra ngoài nhưng nó có thể cải trang dưới nhiều hình thức. Thể hiện sự tức giận làm thái độ thù địch leo thang. Khi ta tức giận dường như toàn thể nước trong cơ thể ta biến thành hóa chất độc hại, gan thận làm việc quá tải, gia tăng bài tiết… có thể sức mạnh tăng lên khi giận, ta chạy nhanh và nhảy xa khi sợ nhưng đồng thời nó ức chế chức năng của não làm ta ngu đị… che đậy sự tức giận có thể làm cơ thể ta tồi tệ hơn vì năng lượng tiêu cực bị tù túng và giãy giụa lăn lộn trong cơ thể gây nên rối loạn tổn thương cả sinh lý và tinh thần.
Bình tĩnh giúp ta thông minh, Bình tĩnh giúp ta thêm dũng cảm, Bình tĩnh làm ta đáng tin cậy hơn…
Người vừa dũng cảm vừa bình tĩnh là người có trái tim nóng nhưng có cái đầu lạnh. Đó là người lãnh đạo kiệt xuất
Tập Trung:
Thiếu tập trung cản trở chúng ta đạt kết quả tốt trong cuốc sống ( trong học tập, làm việc, hưởng thụ…) Năng lực tập trung ngày càng có ý nghĩa. Tập trung đầu óc là năng lực tập trung sự chú ý vào chính công việc đang làm.
Sự tập trung đầu óc cao độ là điều kiện dẫn tới thành công trong những công việc đang thực hiện, từ đầu đến khi kết thúc và sau những lần như thế, con người ta trở nên mạnh mẽ hơn, giàu có hơn về những trải nghiệm và năng lực. Điều khiển bản thân bằng và tập trung chú ý vào những mục tiêu nhất định cũng là một dạng đầu tư về tâm lý…
6 bước tạo neo cảm xúc trong NLP
Bước 1: Hồi tưởng cảm xúc
Trước tiên, hãy chọn một cảm xúc mà bạn muốn tạo neo cho nó (thí dụ, bạn muốn cảm thấy tự tin hơn). Và bạn hãy bắt đầu hình dung nhớ lại một lần nào đó trong quá khứ lúc bạn thấy mình tự tin nhất từ trước đến giờ.
Bước 2: Tái tạo trải nghiệm đó và gia tăng cường độ cho nó
Bạn hãy dùng trí tưởng tượng để tái tạo lại lần trải nghiệm cảm xúc tự tin của mình trong quá khứ.
Lần đó, bạn nhìn thấy những gì, thì lúc này hãy thấy lại những điều đó. Hãy vẽ ra trong đầu một bức tranh về những điều đã thấy sao cho thật chi tiết, rõ ràng, sắc nét, có màu sắc sống động. Giống như lần trải nghiệm đó đang tái diễn lại trong tâm trí bạn lúc này với cường độ rất mạnh.
Lần đó, bạn nghe được những gì, thì lúc này, hãy nghe lại những âm thanh đã nghe lúc đó. Hãy tăng âm lượng lên để nghe cho rõ mồn một từng âm thanh, tiếng nói.
Lần đó, bạn cảm thấy tràn đầy tự tin thế nào, thì lúc này, hãy cảm nhận lại cảm xúc tự tin tràn đầy đó. Hãy hình dung cảm xúc ấy đang sống lại, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cảm xúc ấy đang tuôn chảy khắp cơ thể bạn trong lúc này. Cảm xúc ấy đang chảy càng lúc càng nhanh. Và bạn hãy để ý xem nó chạy từ trên xuống hay từ dưới lên, từ trái qua phải hay ngược lại?
Bước 3: Khi cảm xúc đạt đỉnh, hãy neo chặt nó lại
Sẽ đến một lúc, cảm xúc bạn hồi tưởng sẽ tăng dần và đạt đỉnh. Và đây là lúc bạn cần neo chặt nó lại, ngay tại đỉnh điểm của nó.
Để neo cảm xúc đó, bạn hãy dùng một động tác hay cử chỉ nào đó, chẳng hạn bạn lấy chạm ngón trỏ và ngón cái vào nhau và xoa nhẹ, hoặc búng tay một cái bằng ngón trỏ và ngón giữa, hoặc đưa tay giật dái tai bạn xuống, v.v.
Bước 4: Ngắt cảm xúc đó đi
Khi cảm xúc đã lên đỉnh điểm rồi, thì sau đó chắc chắn nó sẽ đi xuống lại. Và khi neo, bạn cần neo cảm xúc khi nó ở đỉnh điểm, chứ không phải lúc nó bắt đầu đi xuống. Như vậy, sau khi neo xong, bạn hãy ngắt cảm xúc đó đi bằng cách làm một thứ gì đó khác; chẳng hạn, bạn nghĩ về một chuyện gì khác, hoặc nói chuyện với ai đó, để tạm quên cái cảm xúc kia đi.
Sau một lúc, bạn hãy lặp lại động tác hay cử chỉ bạn đã dùng để neo lúc nãy. Và lúc này, khi bạn làm như vậy, cảm xúc kia sẽ lại xuất hiện trở lại.
Bước 5: Lặp đi lặp lại
Nếu thấy chiếc neo cảm xúc của bạn còn yếu – nghĩa là mỗi lần bạn “thả neo,” cảm xúc kia xuất hiện yếu ớt không như ý bạn muốn – thì bạn nên lặp đi lặp lại từ đầu các bước ở trên, cho đến khi nào bạn thấy nó trở nên chắc chắn.
Bước 6: Gia cố chiếc neo NLP
Nếu bạn “thả neo” tốt, thì chiếc neo cảm xúc đó sẽ kéo dài khá lâu. Tuy nhiên, để đảm bảo nó vẫn “chạy tốt” về sau, thỉnh thoảng, bạn nên lặp đi lặp lại các bước neo cảm xúc như hướng dẫn ở trên.
Những lưu ý để neo cảm xúc hiệu quả:
Hiệu quả của một neo cảm xúc mà bạn thiết lập phụ thuộc vào những điều sau đây:
• Cường độ của trạng thái : Cường độ càng cao càng tốt hơn.
• Thời gian của neo – Thời điểm kích neo là rất quan trọng. Để có hiệu quả nhất, chỉ kích hoạt neo tại thời điểm cao trào.
• Số lần lặp lại – Hãy chắc chắn rằng bạn đã làm lặp đi lặp lại đủ để làm cho nó thành phản xạ.
Ghi chú:
Neo nên được kích hoạt một cách chính xác.
Neo tại điểm cao trào
Nếu bạn không trải nghiệm và đặc biệt là nếu bạn cảm thấy lo âu, và áp dụng các neo. Bạn sẽ neo trạng thái tiêu cực!
Neo tiêu cực thường được thành lập bởi tâm vô thức.
Bạn có thể tăng cường các neo bằng cách lặp lại quá trình trên trong vòng vài ngày.
Nếu bạn đang ở trong một tình huống mà bạn trải nghiệm những trạng thái mong muốn trong thực tế, bạn có thể thiết lập lại ngay các neo đó.