Chuyển đến phần nội dung

 

10 năng lực của não bộ Sơ đồ tư duy

Mỗi thùy não hoạt động song song trên cả hai bán cầu riêng biệt nhưng lại có sự hỗ trợ qua lại với nhau. 5 thùy chức năng ở cả hai bán cầu tạo nên 10 vùng chức năng như sau:

+ Não bộ con người đều có đầy đủ 10 chức năng này và hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên độ mạnh yếu của từng vùng chức năng này phụ thuộc vào số lượng liên kết nơ ron thần kinh đã được hình thành.

+ Số lượng nơ-ron thần kinh không nói lên được hiệu quả hoạt động của mỗi chức năng nhưng sẽ giúp chúng ta biết được khả năng liên kết của các nơ-ron. Bằng việc đo lường số lượng và sự phân bổ nơ-ron ở các vùng chức năng, chúng ta sẽ biết được điểm mạnh điểm yếu của mình và xây dựng chiến lược hạn chế điểm yếu và tận dụng các điểm mạnh của mình một cách tốt nhất.

1. Chức năng quan sát chi tiết, hình ảnh 2D trắng đen (ngón út tay phải)​
Đây là kỹ năng để ý chi tiết nhỏ, sự thay đổi nhỏ mà vẫn có thể nhận ra. Người có chức năng này vượt trội có khả năng quan sát tốt, khả năng phối màu trắng đen nổi bật.
Quan sát là một hoạt động của trí tuệ và diễn ra theo một quá trình, kỹ năng quan sát rất quan trọng đối với con người trong cuộc sống, dưới đây là một số khái niệm về quan sát: Quan sát đòi hỏi sự chú ý và nhận thức của người quan sát. Quan sát luôn có chủ ý, và bị ảnh hưởng bởi những giả định. Quan sát bổ sung cho lắng nghe trong việc tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Quan sát là một hình thức khác của lắng nghe. Một sự quan sát chính xác và nhạy bén có thể cung cấp thêm thông tin về những gì tiềm ẩn bên trong những điều được nói ra và giúp chúng ta ý thức về những góc độ khác của giao tiếp.
3 giai đoạn quan trọng trong quan sát:
+ Trước sự kiện: Người quan sát xác định mục tiêu quan sát và lí do tiến hành quan sát, và có thể đặt ra các tiêu chí quan sát.
+ Trong sự kiện diễn ra: Người quan sát chăm chú theo dõi các hoạt động động diễn ra và cách thức diễn ra (diễn ra như thế nào) và lưu các thông tin trong đầu hay bằng cách ghi chép.
+ Sau sự kiện diễn ra: Người quan sát sử dụng cá thông tin lưu lại để hoàn tất quá trình quan sát đã chủ định. Người quan sát dùng thông tin thu được để phân tích những gì rút ra từ sự quan sát.
Ý nghĩa và mục đích của bước quan sát:
+ Việc quan sát có thể định nghĩa nhiều cách: hành vi, khả năng hoặc tập quán nhìn xem và ghi nhận; nhìn xem kỹ lưỡng; nhìn chăm chú; đặt tất cả chú ý vào điều mình đang nhìn; chú tâm vào điều đang nhìn. Có người mô tả quan sát là “nghệ thuật nhìn xem sự vật như chúng là, không thiên vị, cách chăm chú và không chút sợ hãi.”
+ Quan sát đòi hỏi tập trung tâm trí
+ Mục đích của quan sát là nắm bắt hoàn toàn nội dung của đoạn văn. Như một miếng bọt biển, bạn sẽ thấm mọi sự nằm trước mắt bạn. Bạn cần học cách quan sát cách chính xác và đúng đắn. Không phải mọi điều bạn đọc đều có giá trị ngang nhau; do đó, trong tiến trình, bạn cũng phải học nhận định điều gì có giá trị và điều gì không. Tất cả những trình tự đó đều đòi hỏi tập trung tư tưởng.

2. Chức năng nhận diện màu sắc, vật thể 3D, thẩm mỹ (ngón út tay trái)
Khả năng thẩm mỹ là khả năng cảm nhận cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Ngoài ra người có chức năng thẩm mỹ cao có thể hình dung vật thể 3D và khả năng phối nhiều màu sắc.
Thẩm mỹ là gì? Là cái nhìn của bạn về một vấn đề hay lĩnh vực gì đó. Giống như anh Quốc Trung nhận xét một số ca sỹ trong Việt Nam idol “em rất có thẩm mỹ âm nhạc”. Hầu hết những ca sỹ được xếp vào hàng ca sỹ đẳng cấp không phải vì giọng hát mà là thẩm mỹ trong việc chọn bài, xử lý bài hát. Ví dụ như mình rất thích anh Hà Anh Tuấn, giọng hát không hay nhưng cách chọn bài và xử lý bài hát rất “văn minh”. Hoặc mình thích Hà Trần trong quan điểm “đi con đường chưa ai đi”. Thật ra thẩm mỹ không hẳn là bạn phải hiểu rất rõ về lĩnh vực mà chỉ là cách nhìn. Bạn đứng trước một bức tranh của Picaso mà thấy dễ chịu là được, không nhất thiết phải hiểu tranh ấy có ý nghĩa gì.
Thẩm mỹ ở đâu mà có? Bắt nguồn từ kiến thức của bạn vê lĩnh vực đó. Nền tảng về kiến thức nó giúp bạn nhìn ra cái hay cai đẹp ẩn sau bên trong nó.

Có thể hình thành thẩm mỹ từ chuyện học hành, nhưng cũng có thể hình thành thầm mỹ từ cách tìm hiểu và có những thói quen tốt. Những cách sau đây giúp bạn xây dựng nền tảng cho thẩm mỹ của mình:
– Tập nghe nhạc một cách chăm chú
– Học tập thói quen đọc sách càng nhiều càng tốt
– Coi phim điện ảnh
– Đọc sách báo
– Tìm kiếm cho mình một sở thích đặc biệt và tìm hiểu kỹ về nó.

3. Chức năng nghe hiểu và ghi nhớ ngôn ngữ (ngón đeo nhẫn tay phải)

Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn, phép ẩn dụ, và một loại ngữ pháp theo logic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu chuẩn hay sự thật thuộc lịch sử và siêu việt. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa, và ý nghĩ, nhưng mà nhiều khi những khía cạnh này nằm sát quá, cho nên khó phân biệt nó.
Chức năng nghe hiểu và ghi nhớ ngôn ngữ nằm ở ngón này có nghĩa là khả năng tiếp nhận thông tin đầu vào bằng ngôn ngữ.
4. Chức năng cảm nhận âm nhạc, âm vực là gì (ngón đeo nhẫn tay trái)
Cảm âm trong âm nhạc là có thể ghi nhớ giai điệu, trường độ, âm vực của nốt nhạc rất tốt. Tuy nhiên nếu người có chức năng cảm thụ âm nhạc tốt cũng có thể phân biệt sắc thái tình cảm trong giọng nói của người mà mình tiếp xúc.

5.Chức năng vận động tinh (ngón giữa tay phải)

​Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills): là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi-tập luyện của trẻ. Đồ chơi trẻ sơ sinh, khối lắp ghép, đồ chơi nghệ thuật, sẽ giúp trẻ tập cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối, v.v. và tập làm các động tác phức tạp hơn như thêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh. Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay và luyện viết chữ đẹp.

6. Chức năng vận động thô (Ngón giữa tay trái)
Kỹ năng vận động thô (gross motor skills): là sự phát triển và phối hợp của các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ, bao gồm khả năng lăn, bò trườn, xoay cơ thể, đi, chạy, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, v.v. Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước kỹ năng vận động tinh. Trò chơi vận động và đồ chơi thể thao, đồ chơi nước giúp trẻ tập vận động tay, chân, tập phản xạ, độ uyển chuyển, phối hợp giác quan và các chi.

7.Chức năng tư duy logic, suy luận là gì ( ngón trỏ tay phải)
Tư duy logic là hoạt động của não bộ để giải quyết một vấn đề. Tư duy logic cần dữ liệu đầu vào và não bộ sẽ phân tích để ra được hướng giải quyết. Người có khả năng tư duy logic cao là người có khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề tốt dựa trên những dữ liệu, dữ kiện có sẵn trong não bộ. Dữ liệu này có thể là kiến thức hoặc kinh nghiệm của người đó.
Làm gì để cải thiện khả năng tư duy logic: 
– Đọc sách: Đọc sách chính là cách để rèn luyện kĩ năng nhận thức và tăng cường vốn từ vựng của bạn. Chọn sách văn học, khoa học hay những quyển sách nâng cao tính chuyên môn nghề nghiệp để đọc, sẽ giúp bộ não của bạn hoạt động tích cực hơn.
– Tham gia một khoá học: Hãy học một điều gì đó mới mẻ, chẳng hạn như đăng kí tham gia lớp nấu ăn, cắm hoa hay hội hoạ, v.v…Bản thân bạn sẽ gặp những thách thức vì phải hấp thụ những khái niệm, những thông tin và ý tưởng mới, và giữ lại những kĩ năng cần thiết suốt quá trình ghi nhớ của bộ não.
– Học ngoại ngữ: Bạn nên biết rằng học ngoại ngữ chính là cách để bộ óc của bạn linh hoạt, suy nghĩ được nhạy bén, giúp rút ngắn tính chậm chạp của quá trình suy nghĩ lão hoá theo tuổi tác. Mặt khác, còn giúp bạn giao tiếp với người nước ngoài dễ dàng hơn.
– Chơi game: Rủ bạn bè tham gia một trò chơi, chẳng hạn như chơi cờ… Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội cũng giúp trí óc bạn linh hoạt hơn. Vì khi đó, bạn sẽ phải vận dụng trí nhớ và các kĩ năng tư duy logic của mình.
– Tranh luận: Một cuộc thảo luận sẽ làm tinh thần bạn thêm hăng hái. Miễn là bạn cố gắng đừng đi lạc đề thành một cuộc cãi vã, bạn sẽ rèn luyện được lối tư duy nhanh, sắc sảo, logic và sáng tạo.
Các loại hình tư duy phổ biến:
Tư duy khoa học: là tư duy có mục đích đảm bảo sự chính xác, hợp với các quy luật tư nhiên và dựa trên các chứng cứ xác thực. Vì vậy tư duy khoa học là tư duy lôgic biện chứng duy vật. Yêu cầu đối với tư duy khoa học là các kết luận của tư duy khoa học phải kiểm chứng được và được kiểm chứng. Khoa học nghiên cứu sâu về từng hiện tượng, sự vật và các mối quan hệ trực tiếp, vì vậy tính chất chủ yếu của tư duy khoa học là phân tích, hay đặc trưng của tư duy khoa học là tư duy phân tích.

Tư duy nghệ thuật:  là tư duy tìm kiếm mọi hình thức thể hiện của nội dung các sự vật, sự việc, các vấn đề, nói chung là nội dung của các đối tượng tư duy và tìm những cách thể hiện rõ nhất, đặc trưng nhất, đầy đủ nhất, ấn tượng nhất của các nội dung đó. Nếu nói chức năng của khoa học là tìm kiếm các yếu tố, các mối quan hệ của đối tượng thì có thể nói khoa học đi tìm nội dung của các đối tượng đó, còn nghệ thuật lại tìm kiếm các hình thức thể hiện của các đối tượng đó. Sự tiến triển của lịch sử đã làm cho nghệ thuật chỉ tập chung vào chức năng tìm kiếm cách thể hiện ấn tượng nhất, nghĩa là thể hiện cái đẹp. Hai thủ pháp chính để nghệ thuật thể hiện cái đẹp là đặt cái đẹp lên vị trí cao nhất và đặt cái đẹp vào vị trí tương phản với cái xấu. Tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ. Nếu không tìm được nội dung thì nghệ thuật chẳng có gì để thể hiện, ngược lại nếu khoa học không biết cách để thể hiện những cái mà khoa học tìm ra thì chẳng ai có thể biết hoặc hiểu đó là cái gì và nó như thế nào. Tư duy nghệ thuật cũng còn liên quan đến nhiều loại hình tư duy khác.
Tư duy triết học: tư duy xem xét các yếu tố, các đối tượng trên mọi mối quan hệ, cả trực tiếp và gián tiếp. Đặc trưng của tư duy triết học là tư duy tổng hợp. Yêu cầu đặt ra cho quá trình tư duy triết học là phải đặt các đối tượng tư duy trong môi trường thực vận động của nó xem xét đồng thời nhiều đối tượng hoặc một đối tượng trong nhiều môi trường khác nhau để tìm ra cái chung nhất, mối quan hệ phổ biến nhất giữa các đối tượng hoặc cái đặc trưng nhất của đối tượng. Với đặc trưng của tư duy khoa học là phân tích và của tư duy triết học là tổng hợp, khoa học và triết học ngày nay có mối quan hệ khăng khít và bổ xung cho nhau trong quá trình nhận thức thế giới (quan niệm này trước đây chưa có)

Tư duy tín ngưỡng: là tư duy dựa trên niềm tin không dựa trên các cơ sở khoa học. Niềm tin xuất hiện trên cơ sở những giải thích hợp lý trong một phạm vi nào đó về các hiện tượng. Có các niềm tin dựa trên các giải thích của khoa học và có các niềm tin không cần các cơ sở khoa học mà chỉ cần tạo nên một chỗ dựa tinh thần. Loại niềm tin thứ hai này tạo nên tín ngưỡng. Tìm chỗ dựa cho tư duy là nhu cầu của con người trước các nguy cơ đe dọa đến sự sinh tồn. Khi khoa học chưa đủ sức hoặc chưa thâm nhập sâu vào đời sống của từng cá nhân thì tất yếu tư duy phải tìm đến chỗ dưa tinh thần là tín ngưỡng. Tư duy tín ngưỡng chủ yếu nhằm đạt đến sự cân bằng trong đời sống tinh thần, giảm căng thẳng cho hoạt động thần kinh và không sử dụng được trong nghiên cứu khoa học. Nhưng nếu tư duy tín ngưỡng chuyển thành tư duy mê tín tìn kết quả có thể làm cho hoạt động thần kinh trở nên căng thẳng. Định hướng tư duy tín ngưỡng cũng là một việc quan trọng.

8.Chức năng tưởng tượng (Ngón trỏ tay trái)
Tưởng tượng là khả năng của não bộ hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác. Tưởng tượng là công việc của tâm trí, nó giúp cung cấp ý nghĩa cho kinh nghiệm và tri thức, là cơ sở cho việc nhận thức thế giới, nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tập.
Tưởng tượng là khả năng mà qua đó chúng ta nhận thức thế giới. Những gì chúng ta sờ, nghe, thấy được được tổng hợp bằng tưởng tượng để tạo ra một “bức tranh toàn cảnh”. Ngoài ra tưởng tượng được coi là khả năng bẩm sinh.

9.Chức năng quản lý (ngón cái tay phải)

Quản lý là điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên như nhân lực, máy móc thiết bị, vật liệu v.v… theo một mục tiêu cụ thể.
Người quản lý cần có những kỹ năng nào?
Người quản lý: phải có tính chiến thuật, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó tình huống, dày dặn kinh nghiệm.
Sự khác nhau giữa Quản lý, Lãnh Đạo và người chủ doanh nghiệp là gì?
Người lãnh đạo: phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược, coi trọng đại cục, là mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể.
Người quản lý: phải có tính chiến thuật, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó tình huống, dày dặn kinh nghiệm.
Theo tác giả của nhiều cuốn sách viết về lãnh đạo, John Maxwell, thì điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý được phân biệt dựa vào khả năng gây ảnh hưởng. Theo ông, để biết một người có thể lãnh đạo hay chỉ làm quản lý là đề nghị họ tạo ra những thay đổi tích cực. Nhà quản lý có thể tiếp tục duy trì phương hướng của tổ chức nhưng họ không đủ sức ảnh hưởng để đưa tổ chức tới một định hướng mới.
Điểm khác biệt thứ hai giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý là khả năng tạo ra tầm nhìn. Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, hướng tới mục tiêu tương lai của tổ chức, còn nhà quản lý thì chỉ tập trung vào mục tiêu hiện tại của tổ chức.
Nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp là người bỏ vốn vào công ty để kinh doanh và bỏ tiền ra để thuê người khác làm việc cho mình. Họ có thể thuê giám đốc lãnh đạo công ty cho mình. Vì vậy, chủ doanh nghiệp có quyền quyết định nhiều vấn đề đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp trong nhiều trường hợp cũng chính là người điều hành doanh nghiệp. Điều này cũng làm người ta nhầm lẫn giữa chủ doanh nghiệp và nhà lãnh đạo.
Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp cũng chính là sự ảnh hưởng. Chủ doanh nghiệp thuê người khác làm việc cho mình, nhưng không có nghĩa là họ có ảnh hưởng với những người đó. Họ chỉ trả tiền để người lao động thực hiện những công việc yêu cầu. Nhà lãnh đạo bằng ảnh hưởng của mình để cuốn hút, lôi kéo người khác, khiến họ làm việc tốt hơn.​
Công việc của người quản lý là gì?
Hoạch định: lên các kế hoạch cụ thể cái gì làm trước và cái gì làm sau, thời gian làm bao lâu.
Tổ chức: Sắp xếp bố trí nhân lực, vật liệu, máy móc tối ưu để hoàn thành mục tiêu.
Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển dụng và phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp.
Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).
Như vậy một người có chỉ số vân tay khả năng quản lý cao là người rất giỏi về bố trí, sắp xếp nhân lực, chia nhỏ công việc và giao cho từng người một. Người quản lý giỏi là người phải có 2 kỹ năng sau đó là kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng phó tình huống bất ngờ.

10.Chức năng lãnh đạo (Ngón cái tay trái)
Lãnh đạo là một quá trình tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Hiện nay khái niệm “nhà lãnh đạo” đang bị ngộ nhận và nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác mà đặc biệt là với nhà quản lý, hay chủ doanh nghiệp.
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người cấp dưới thực hiện tầm nhìn đó.
Phân biệt lãnh đạo và quản lý
+ Người lãnh đạo: phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược, coi trọng đại cục, là mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể.
+ Người quản lý: phải có tính chiến thuật, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó tình huống, dày dặn kinh nghiệm.
Theo tác giả của nhiều cuốn sách viết về lãnh đạo, John Maxwell, thì điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý được phân biệt dựa vào khả năng gây ảnh hưởng. Theo ông, để biết một người có thể lãnh đạo hay chỉ làm quản lý là đề nghị họ tạo ra những thay đổi tích cực. Nhà quản lý có thể tiếp tục duy trì phương hướng của tổ chức nhưng họ không đủ sức ảnh hưởng để đưa tổ chức tới một định hướng mới.
Điểm khác biệt thứ hai giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý là khả năng tạo ra tầm nhìn. Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, hướng tới mục tiêu tương lai của tổ chức, còn nhà quản lý thì chỉ tập trung vào mục tiêu hiện tại của tổ chức.
Không phải ai có kỹ năng lãnh đạo cũng trở thành một nhà lãnh đạo nếu không được rèn luyện những kỹ năng sau:
+ Kỹ năng nhận thức: bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, suy nghĩ logic và toàn diện. Nhà lãnh đạo cần có các kỹ năng này để nhận thức được các xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức trong tương lai, dự đoán được những thay đổi, từ đó hình thành nên tầm nhìn cho tổ chức.
+ Kỹ năng quan hệ xã hội: bao gồm khả năng nhận thức về hành vi của con người và quá trình tạo lập mối quan hệ giữa con người với con người. Cụ thể đó là những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, động cơ của con người thông qua lời nói và hành động của họ. Chính kỹ năng “hiểu người” sẽ giúp nhà lãnh đạo có cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới một cách hiệu quả. Kỹ năng cần thiết cho việc lãnh đạo hiệu quả là kỹ năng tạo lập mối quan hệ, khác với những chuyên môn cụ thể. Nhiều người thăng tiến nhờ vào sự xuất sắc trong việc áp dụng chuyên môn của mình trong kinh doanh. Và rồi, khi họ có được những vị trí cao hơn, họ có thể bị vấp ngã do họ đã cố gắng áp dụng những chuyên môn trước đây vào những vấn đề đòi hỏi kỹ năng hiểu biết con người và sự nhạy bén về mặt cảm xúc.
+ Kỹ năng công việc: là những kiến thức về phương pháp, tiến trình, kỹ thuật… về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Người lãnh đạo cần phải là người sở hữu các tri thức và phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm. Một nhà lãnh đạo tốt phải là một nhà quản lý giỏi, vì vậy nhà lãnh đạo phải có được các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch…của một nhà quản lý.

– Umindmap.com –

Lên trên